Trở thành Chuyên gia pháp lý bảo vệ dữ liệu cá nhân

 

Trong bối cảnh chuyển đổi số, bảo vệ dữ liệu cá nhân đã trở thành yêu cầu thiết yếu của mọi doanh nghiệp.

Nghị định 13/2023/NĐ-CP nêu doanh nghiệp, tổ chức cần chỉ định nhân sự phụ trách bảo vệ dữ liệu cá nhân (DPO - Data Protection Officer). Việc bổ nhiệm DPO sẽ giúp doanh nghiệp tuân thủ các quy định pháp lý, tăng cường bảo mật dữ liệu, giảm nguy cơ rò rỉ và tấn công mạng.

Chương trình đào tạo DPO của SafeGate được thiết kế tối ưu, kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. Với sự hướng dẫn từ các chuyên gia trong lĩnh vực bảo vệ dữ liệu cá nhân, các học viên được thực hành với các tình huống thực tế, tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam và định hướng phù hợp với các tiêu chuẩn nhân sự DPO trên thế giới.

Sau đào tạo, học viên có khả năng phân tích, xử lý, giải quyết các thủ tục hành chính, tổ chức, triển khai chính sách, biện pháp kỹ thuật để đảm bảo hoạt động bảo vệ dữ liệu cá nhân tại đơn vị.

 

Ưu điểm vượt trội của khoá đào tạo DPO

 

Giảng dạy bởi chuyên gia
Giảng viên là các chuyên gia hàng đầu với nhiều kinh nghiệm thực chiến và các chứng chỉ quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân (CIPP, CIPT, ...)
Tập trung vào thực hành
Chương trình  tạo với thời lượng thực hành lên tới 60%, tập trung vào các tình huống thực tế, các vấn đề vướng mắc của các tổ chức/doanh nghiệp.

 

Ứng dụng công nghệ
Học viên được sử dụng giải pháp quản trị về quyền riêng tư, tự động hóa, phù hợp pháp luật Việt Nam trên Nền tảng tuân thủ bảo vệ dữ liệu cá nhân (DataTrust).
Chứng nhận hoàn thành khoá đào tạo
Học viên được cấp chứng nhận hoành thành khoá đào tạo. Có khả năng phân tích, xử lý thủ tục hành chính, triển khai chính sách, biện pháp kỹ thuật về bảo vệ dữ liệu cá nhân.

 

Nội dung chương trình đào tạo

  • Nguyên nhân lộ lọt dữ liệu cá nhân.
  • Các tác động khi việc bảo vệ dữ liệu cá nhân bị vi phạm.
  • Các loại dữ liệu cá nhân: cơ bản và nhạy cảm.
  • Các khái niệm nền tảng và nguyên tắc bảo vệ dữ liệu cá nhân.
  • Vai trò trách nhiệm của các bên tham gia vào quá trình bảo vệ dữ liệu cá nhân: bên kiểm soát, bên xử lý và bên thứ 3.
  • Triển khai việc thông báo xử lý và thu thập sự đồng ý của chủ thể dữ liệu
  • Tổ chức bộ phận bảo vệ dữ liệu cá nhân.
  • Phối hợp với bên thứ 3 và đối tác trong việc bảo vệ dữ liệu cá nhân.
  • Xây dựng khung chính sách nội bộ về bảo vệ dữ liệu.
  • Lập báo cáo đánh giá tác động trong việc bảo vệ dữ liệu cá nhân.
  • Triển khai các giải pháp kỹ thuật và quản lý trong bảo vệ dữ liệu.