Theo các nhà nghiên cứu, những đứa trẻ dành hàng giờ sử dụng điện thoại để lướt mạng xã hội dễ có biểu hiện hung hăng, trầm cảm và lo lắng hơn.

Nhiều bậc phụ huynh ở Canada cho biết, con họ (trong độ tuổi 6-12) sử dụng các thiết bị điện tử hàng giờ liên tiếp và gần bằng với mức sử dụng kỷ lục 13 giờ mỗi ngày trong đợt đại dịch Covid-19.

cai-nghien-3.png
Nghiên cứu khoa học chỉ ra trẻ em có thể hung hăng hơn khi nghiện mạng xã hội

Theo bà Emma Duerden, Chủ tịch Hội đồng nghiên cứu Canada về khoa học thần kinh và rối loạn học tập tại Đại học Western, những đứa trẻ dành hàng giờ sử dụng điện thoại để lướt mạng xã hội dễ có biểu hiện hung hăng, trầm cảm và lo lắng hơn.

Nguyên nhân của các biểu hiện này là do đâu?

Bà Duerden giải thích điều này giống như việc serotonin (hormone hạnh phúc) có chiều hướng giảm khi chúng ta đói (đói và tức giận thường xuất hiện đồng thời). Việc sử dụng điện thoại trong thời gian dài có ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống khen thưởng của não bộ - nơi đưa ra các quyết định.

“Sự suy giảm thực sự về serotonin có thể là nguyên nhân dẫn đến sự hung hăng ở trẻ em”, bà Duerden nói.

Theo bà Duerden, trẻ ở độ tuổi thiếu niên xem một bộ phim không có lời thoại, các vùng não cốt lõi liên quan đến xử lý vấn đề xã hội hiển thị sự kích thích thông qua một phương pháp quét không xâm lấn của não. Điều này chỉ ra rằng trải nghiệm này đang ảnh hưởng đến cách não xử lý thông tin xã hội hoặc có thể thay đổi mức độ oxy hóa trong các khu vực cụ thể của não.

Vỏ não trước trán sẽ được kích hoạt khi xem một nhân vật trong phim trải qua nỗi đau thể xác, vùng não tương tự cũng trải qua những thay đổi đáng kể. Đây chính là điều mà nghiên cứu này quan tâm vì vỏ não trước trán đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp thu những kiến thức ở trường đối với trẻ em.

Trẻ em nên sử dụng mạng xã hội bao lâu là phù hợp?

nghien%20mang%20xa%20hoi.png

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo nên tắt tất cả các màn hình xung quanh trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi (trẻ dưới 18 tháng tuổi). Trẻ em từ 18 tháng tuổi trở lên có thể sử dụng thiết bị điện tử một chút, tuy nhiên không nên quá một giờ mỗi ngày.

Đối với trẻ em từ 3 - 12 tuổi thì chỉ nên dùng điện thoại trung bình từ 1 - 2 giờ trong ngày.

Đối với những trẻ em từ 13 tuổi trở lên, phụ huynh nên chủ động đưa ra những quy tắc đối với trẻ khi sử dụng điện thoại mấy giờ mỗi ngày, vào thời gian nào, điều kiện để được sử dụng điện thoại là gì,... để tránh việc mất cân bằng trong thói quen sinh hoạt và có thể dẫn đến chứng nghiện mạng xã hội.

SafeGate.vn